Nội dung
1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng
Khi bị đau nặng, bệnh nhân cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Điều này nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tại khớp giúp cho khu vực bị ảnh hưởng có thể nhanh chóng được chữa lành tổn thương.
Trường hợp bị thoái hóa các khớp ở chân, chẳng hạn như thoái hóa khớp gối hay thoái hóa khớp háng, người bệnh được khuyến cao nên nghỉ ngơi 1- 2 ngày, tránh những cử động mạnh. Nằm nghỉ ngơi ở tư thế dễ chịu nhất. Khi cơn đau nhức khớp đã thuyên giảm, có thể đi lại nhẹ nhàng và thực hiện các công việc không đòi hỏi quá nhiều sức.
2. Luyện tập để đẩy lùi tình trạng thoái hóa, phục hồi chức năng vận động của khớp
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp, người nhà cần khuyến khích người bệnh vận động. Người nhà có thể nâng đỡ bệnh nhân mỗi khi di chuyển hoặc trang bị nạng hay gậy để người bệnh thuận tiện hơn trong việc đi lại.
Người bệnh nên cố gắng chăm chỉ luyện tập thể dục trở lại khi cơn đau đã thuyên giảm. Tập luyện sẽ giúp các khớp vận động linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu đến khớp bị bệnh, tạo điều kiện để tổn thương ở lớp sụn và các đầu xương được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có tốc độ phục hồi nhanh hơn.
3. Chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phục hồi của bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Bữa ăn hàng ngày được cấp cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh và đẩy lùi tình trạng thoái hóa, giúp tổn thương ở sụn nhanh được chữa lành.
Các thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp
Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A (Trứng, bơ, đu đủ, bí đỏ, cà rốt…), vitamin B12 (sữa chua, pho mát, cá), vitamin C ( trái cây có múi, kiwi, cà chua…), vitamin D (trứng, dầu cá, các loại ngũ cốc…)
- Rau lá xanh: Súp lơ, cải xanh, rau bina, rau ngót…
- Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, cải xoăn, cá mòi, phô mai, nước cam, các loại đậu…
- Thực phẩm giàu chất kháng viêm omega 3: Cá hồi, hạt lanh, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó…
- Gia vị có đặc tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên: Gừng, tỏi, nghệ vàng…
- Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu dừa, dầu mè, các loại hạt…
Thực phẩm cần tránh sử dụng khi bị thoái hóa khớp
- Bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích
- Thực phẩm có nhiều gia vị cay, mặn, ngọt hoặc nhiều mỡ động vật
- Các loại thị đỏ
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn có chứa chất bảo quản
4. Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Một số bệnh nhân bị thoái hóa khớp có thể gặp khó khăn trong việc tự vệ sinh cá nhân hàng ngày. Vì vậy, người nhà nên ở bên cạnh giúp đỡ bệnh nhân những lúc cần thiết.
Ngoài ra, buồng bệnh và phòng ngủ của người bệnh cũng cần được dọn dẹp, lau chùi thường xuyên. Điều này không chỉ ngăn ngừa mầm bệnh phát triển mà còn giúp bệnh nhân được thoải mái, an tâm điều trị bệnh
5. Kiểm soát cơn đau
Chườm nóng giúp tăng lưu lượng máu là cách để giảm đau và cứng khớp, còn chườm lạnh là để giúp giảm sưng tấy. Có thể lựa chọn một trong hai loại túi chườm nóng hoặc lạnh để giúp giảm sự đau khớp của mình tốt nhất.
Để khắc phục tốt hơn nữa thì bạn nên đến các phòng tập vật lý trị liệu để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.